Học Tiếng Anh ở Philippines
Nhiều bạn chia sẻ rằng học tiếng Anh mãi không được, dù rất nhiều khóa, nhiều thầy, nhưng qua Philippines học có 1 tháng mà lên ầm ầm, nhìn cái ly nước cũng nghĩ từ tiếng Anh trước từ tiếng Việt, tạo thành phản xạ lưu loát, từ đó đâm ra đam mê ngoại ngữ.
Philippines là nước láng giềng, cách nước ta có cái bể. Hàng xóm này là trùm tiếng Anh ở châu Á do cổ họng của họ được trời phú khả năng bắt chước nói tiếng Anh như Mỹ, hát lại rất hay. Nếu bạn có vài ba chục triệu, nên đến đây để học. Nó bắt học ác lắm,từ mờ sáng đến khuya, ăn cũng nói, tắm cũng nói…
Rất nhiều du học sinh Hàn Quốc, Nhật Bản đang không biết tiếng Anh hoặc lèo tèo kiểu dạy toàn văn phạm của giáo dục nước họ, chỉ sang đây 3 tháng mà IELTS từ 5.0 trở thành 7.0 luôn. Chi phí 3 tháng cũng chỉ vài ba ngàn USD, 1 tháng cũng có, 1 năm cũng có khóa. Người đi làm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc lâu lâu off 1 tháng, qua đây rèn tiếng Anh cho lưu loát, còn người Mỹ/Úc thì qua dạy…Các bạn xem lượng khách đến đây sẽ rõ.
Các bạn search “học tiếng Anh ở Philippines” hoặc “study English in the Philippines” sẽ tìm ra trung tâm phù hợp túi tiền và thời gian của mình.
Có tiếng Anh thì có cơ hội tiếp cận mọi thứ với thế giới bên ngoài. 50 tuổi học vẫn lưu loát như thường, vì chỉ là 1 ngôn ngữ, không khó như các bạn nghĩ. Về ứng dụng buôn bán quốc tế, đón đưa khách du lịch, xuất khẩu…cái gì cũng kiếm được nhiều tiền. Về xuống sân bay mẹ già ra đón, mình Hello mommy cho bà ngạc nhiên chơi. FB status viết tiếng Anh luôn cho Tây nó follow, đại loại today I am eating real noodle (hôm nay tao ăn bún riêu). Vậy đi.”
Học sinh Hàn Quốc đổ về Philippines học tiếng Anh
Nhiều người Hàn Quốc tận dụng kỳ nghỉ đông để học tiếng Anh tại Philippines, nơi có môi trường học tập tốt và chi phí rẻ hơn, nhằm chuẩn bị cho các kỳ thi cạnh tranh gay gắt tại nước nhà.
Chỉ trong ba năm qua, khoảng 14 nghìn người Hàn Quốc đã đến Philippines để học ngoại ngữ tại các trung tâm, với chi phí thấp hơn nhiều quốc gia nói tiếng Anh khác.
Kang Tae-won, 17 tuổi thuộc một nhóm 11 học sinh đến từ thành phố Pyeongtaek, phía nam Seoul, đang dành kỳ nghỉ đông tại Học viện Anh ngữ Á châu Lớn nhất (WALES) ở Baguio, cách thủ đô Manila 250 km về phía bắc.
Hàng ngày, Kang rời khỏi phòng ngủ ở ký túc xá và tiến vào “khu vực nói tiếng Anh”, nơi cậu thực hành tiếng Anh đàm thoại với một số giáo viên Philippines suốt cả ngày.
Kang cho biết rằng sau một vài tuần học tại đây, tiếng Anh của cậu đã được cải thiện. Baguio “có bầu không khí tốt cho việc học tiếng Anh”, giúp học viên Hàn Quốc có thể đạt điểm thi cao hơn, cậu nói.
Các gia đình Hàn Quốc chi hàng tỷ USD một năm cho việc học thêm. Họ muốn chuẩn bị cho con cái thi đại học, du học, và các công việc khác, trong đó có các kỳ thi năng lực tiếng Anh như TOEIC. Một số bậc cha mẹ tin rằng học tập tại các nước nói tiếng Anh cung cấp cho con em lợi thế khi đi thi.
Yoo Moon-young, người đứng đầu trường Ngoại ngữ EZ ở Pyeongtaek, mỗi mùa đông đều đưa một số học sinh đến Baguio. Trung bình, gia đình một học sinh trung học trả 5,200 USD cho một khóa học nội trú hai tháng. Bà mô tả môi trường học tại Baguio là “gắt gao”. Học viên học tập và ăn ngủ ở trường, các em chỉ được đi chơi vào cuối tuần nhưng vẫn có giám sát của trung tâm.
Một số nhà quan sát khẳng định nói tiếng Anh lưu loát là đặc điểm thường thấy ở giới giàu Hàn Quốc. Điều này khiến trẻ em từ gia đình trung lưu và thấp hơn lâm vào thế bất lợi. Khả năng nói tiếng Anh lưu loát “cho thấy bạn đang sống ở tầng lớp tốt hơn, thể hiện gia đình bạn có quan hệ tốt hơn”, Jasper Kim, một giáo sư tại khoa nghiên cứu quốc tế ở Đại học Phụ nữ Ewha của Seoul nói.
Ông Kim cho biết chi phí học tại Philippines tương đối rẻ, giúp tạo ra sân chơi bình đẳng cho trẻ em thuộc gia đình bình thường.
“Mọi người đều cần có lựa chọn để học ngoại ngữ”, ông nói. Nhưng ông cảnh báo rằng ngay cả “sự khác biệt” giữa học tập ở nước đang phát triển như Philippines so với học tại Mỹ hoặc Canada cũng có thể được coi là “khoảng cách rất lớn” trong việc làm hay địa vị, tại một xã hội cạnh tranh cao như Hàn Quốc. Một số phụ huynh muốn chắc chắn con họ học được cách nói tiếng Anh giọng Anh hoặc Bắc Mỹ, ông nói thêm.
Shin Hyung-bo, người mở WALES năm 2006, cho biết một số phụ huynh từng lo ngại rằng con cái họ sẽ nói tiếng Anh theo giọng Philippines, nhưng hiện nỗi lo này đã tan biến. Ông nói với các phụ huynh rằng “Philippines có hệ thống giáo dục tốt” và Baguio từng là trại mùa hè thực dân Mỹ nên “người dân ở đây nói tiếng Anh rất tốt”.
Đối với những học viên như Kang Tae-won, học tập tại Philippines chỉ là bước đầu tiên tiến vào tương lai mà cậu cho là “tất cả mọi người đều cần phải nói tiếng Anh”. Với riêng cậu, tương lai đó sẽ đến vào cuối năm nay, khi cậu bắt đầu học đại học tại Singapore.
Philippines đang bắt đầu vươn xa hơn trong cuộc đua để bắt kịp 2 đối thủ nặng kí trong nền giáo dục tiếng Anh là Anh Quốc và Hoa Kỳ.
Anh Quốc và Hoa Kỳ có lẽ là hai điểm đến phổ biến nhất đối với những người học Tiếng Anh, thế nhưng, Philippines đang bắt đầu vươn xa hơn trong cuộc đua để bắt kịp 2 đối thủ nặng kí này. Và hiện nay, trào lưu học Tiếng Anh tại Philippines đang ngày càng rầm rộ – Tại sao vậy?!
Quốc đảo Đông Nam Á này là nơi sinh sống của hơn 100 triệu người, và họ hầu hết đều nói 2 thứ tiếng. Thực tế thì Tiếng Anh là 1 trong 2 ngôn ngữ chính thức ở Philippines. Dân bản xứ thông thạo Tiếng Anh, chi phí sinh hoạt thấp, và số lượng các học viện Tiếng Anh khá “màu mỡ”. Những điều này đã khiến Philippines đã trở thành 1 trong những điểm học tập Tiếng Anh hàng đầu hiện nay.
Điển hình, Philippines hiện là lựa chọn phổ biến của các sinh viên đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Số lượng sinh viên theo học Tiếng Anh tại Philippines đã tăng nhanh theo cấp số nhân trong suốt 10 năm qua.
Cụ thể, trong năm 2004 – 2012, Philippines đã đón gấp 5 lần số sinh viên đăng ký các khóa học Tiếng Anh. Và trong năm 2012, chính phủ đã ban hành các chương trình học ngắn hạn cho khoảng 31.000 sinh viên, và rất nhiều trong số đó quyết định theo học các chương trình Tiếng Anh.
Không chỉ phổ biến với sinh viên Hàn Quốc và Nhật Bản, Philippines đã có sự gia tăng sinh viên từ các quốc gia không thuộc Châu Á như: Iran, Nga, Brazil và Lybia. Nhiều sinh viên mới bắt đầu học Tiếng Anh chọn Philippines do có các chương trình dành riêng cho người mới học và những chương trình cung cấp các lựa chọn trực tuyến kết hợp với đào tạo ngắn hạn tại chỗ. Chúng thường có giá cả phải chăng hơn nhiều so với ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc, không chỉ vậy, với nhiều sinh viên, thì Philippines là sự kết hợp hoàn hảo giữa dịch vụ chất lượng và địa điểm hấp dẫn.
Để thu hút nhiều sinh viên hơn đến với các chương trình Tiếng Anh của mình, chính phủ Philippines đã bắt đầu mở các gói du lịch dành cho sinh viên có định hướng học tập ngắn hạn. Chính phủ và các học viện đều nhấn mạnh rằng Philippines cung cấp cho sinh viên cơ hội để được đắm mình trong Tiếng Anh. Bởi vậy, Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trên khắp đất nước này trong cả cuộc sống hằng ngày lẫn trong kinh doanh, và phần lớn người Philippines thông thạo Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 của họ!
Những giá trị đáng học hỏi từ Philippines trong việc giáo dục tiếng Anh
Tôi vừa trở về từ Philippines, nơi mà tiếng Anh được xem như ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Philippines bản địa.
Điều này không có nghĩa rằng tất cả người dân nơi đây đều có thể hiểu và nói tiếng Anh một cách trôi chảy. Tuy nhiên, một điều mà chúng ta không thể phủ nhận được là người Philippines có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh rất lớn. Điều đó giúp họ tự tin hơn và dần dần có thể giao tiếp một cách trôi chảy với mọi người bằng tiếng Anh. Tôi cũng thực sự rất ấn tượng và đan xen niềm ngưỡng mộ khi những con người chưa bao giờ đặt chân ra khỏi quốc đảo nhưng lại thông thạo tiếng Anh đến vậy.
Theo một bảng xếp hạng của Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ dựa vào số điểm chứng chỉ TOEFT năm 2010, Philippines xếp thứ 35 trong tổng số 163 quốc gia toàn cầu. Hai quốc gia châu Á duy nhất xếp trên Philippines chính là “con rồng châu Á”, quốc gia Singapore (hạng 3 thế giới với số điểm 98), và Ấn Độ (hạng 19 với 92 điểm).
Vậy còn các quốc gia châu Á khác? “Xứ sở kim chi” – Hàn Quốc (hạng 80 với 81 điểm), Trung Quốc (hạng 105 với 77 điểm) và Nhật Bản (vị trí thứ 135 với chỉ 70 điểm).
Nhật Bản, trong một nỗ lực cải thiện vị trí của mình trên bảng xếp hạng, đồng thời hướng tới xây dựng nền kinh tế Nhật trở nên ngày càng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, quốc gia này đang cân nhắc việc đưa tiếng Anh vào hệ thống giáo dục sớm hơn, có thể vào khoảng năm thứ 3 của cấp tiểu học. Họ cũng có thể bắt đầu giảng dạy tiếng Anh cho các lớp cấp ba trong ngôn ngữ mục tiêu.
Tuy nhiên, người dân Philippines vẫn có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo như một ngôn ngữ thứ 2 mặc dù những số liệu cho thấy những khu vực rộng lớn của quốc gia này, chẳng hạn như Mindanao and Eastern Visayas, chỉ có ít hơn 30 phần trăm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 1. Những thống kê khác cũng chỉ ra rằng khoảng 27.8 phần trăm trẻ em đang trong độ tuổi đến trường hoặc chưa từng đi học hoặc chưa bao giờ hoàn thành chương trình tiểu học.
Trong khi việc đưa tiếng Anh vào hệ thống giáo dục sớm hơn tại Nhật Bản là một bước đi đúng đắn, nhưng khi nhìn sang Philippines, ta có thể kết luận rằng, việc thành thạo tiếng Anh không liên quan quá nhiều tới việc học sinh được học tiếng Anh sớm hơn hay muộn hơn.
Vậy thì, người dân Philippines đã và đang làm gì để chinh phục ngôn ngữ toàn cầu này?
Đầu tiên, với một tầm nhìn xa, họ đã hiểu được giá trị của việc nước Mỹ áp đặt và ép buộc mọi người dân Philippines sử dụng ngôn ngữ này trong quãng thời gian Philippines còn là thuộc địa của Mỹ từ năm 1898-1946. Trong khi nước Mỹ đã giúp họ gieo những hạt mầm đầu tiên về việc học tiếng Anh, quốc đảo này luôn nỗ lực, tận dụng hết mọi nguồn lực và sự tâm huyết để giữ gìn tiếng Anh sau khi Mỹ rời đi.
Thứ 2, Philippines tự cho rằng họ đã có công trong việc đưa ra cách tiếp cận với tiếng Anh hoàn toàn khác so với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, những nơi mà tiếng Anh thường được xem nhiều hơn như là một môn học ở trường, chứ không phải là một phương tiện để giao tiếp. Mặc dù có sự tăng nhanh về số lượng các trường chuyên dạy ngoại ngữ (cho cả trẻ em và người lớn), các quốc gia châu Á vẫn bị xếp ở tốp cuối về sự thành thạo tiếng Anh.
Sự thành công về ngôn ngữ tại Philippines là bởi vì phương phát tiếp cận sáng tạo. Tiếng Anh không chỉ đơn giản được giảng dạy trong nhà trường, mà toàn dân đều được “tặng” một thứ công cụ bí mật để thành thạo tiếng Anh: tiếp xúc với tiếng Anh ngoài lớp học.
Những biển báo tiếng Anh hiện diện khắp mọi nơi tại Philippines, và những biển hiệu này đôi lúc không thực sự quá rõ ràng cho những du khách nước ngoài. Chẳng hạn như “Cấm chặn đường lái xe” trên những con đường tại Cebu, hay biển báo “Bán nhà” cho ta biết dấu hiệu trước một nơi trú ngụ ở nông thôn. Hơn nữa, những biển báo giao thông hay các mẫu quảng cáo đều được ghi bằng tiếng Anh. Điều này thực sự khác nhiều so với những gì các bạn được học trong một cuốn sách giáo khoa cơ bản. Vì thế, bất cứ người dân Philippines nào cũng đều có cơ hội để cải thiện các kĩ năng tiếng Anh trong suốt cuộc đời của họ.
Không thể không nhấn mạnh tới vai trò của việc tiếp xúc với ngôn ngữ đó khi đang học một ngôn ngữ thứ 2. Nó không chỉ cho phép mọi người trải nghiệm ngôn ngữ đó một cách trực tiếp trong những tình huống thực tế, tiếp xúc với ngôn ngữ còn đem tới một cách củng cố, khuyến khích trong việc học, khi mà các học sinh châu Á không thường xuyên đi ra ngoài lớp học.
Khi tôi vừa bước lên một chiếc taxi ở Manila, bác tài xế lúc đó đang nghe một chương trình thời sự với phần thảo luận của 2 biên tập viên về một vụ tai nạn xe buýt vừa mới xảy ra bằng chiếc đài radio. Điểm đặc biệt của chương trình đó là nó được phát trực tiếp đồng thời bằng cả tiếng Anh và tiếng Philippines. Không lời dịch, và các bản tin được trình bày bằng tiếng Anh qua một biên tập viên tin tức người Philippines.
Các trường đại học ở châu Á với mong muốn thu hút nhiều hơn các học sinh quốc tế sẽ phải xem xét kĩ lưỡng bằng cách nào mà số lượng sinh viên quốc tế học tập tại Philippines lại tăng nhanh đến như vậy. Phải chăng các trường đại học hàng đầu tại đây đều được giảng dạy bằng tiếng Anh?
Từ đó, các trường đại học Phlippines thường xuyên chiêu mộ được những sinh viên tới từ Iran, Libya, Brazil, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Những trường này đồng thời cũng mang tới một cơ hội khác thay thế cho các bạn học sinh muốn học tập tại Mỹ, Anh và Úc nhưng không đủ tiềm lực về tài chính.
Học tiếng Anh là một quãng thời gian dài và cần rất nhiều năng lượng, động lực và sự quyết tâm. Việc xem nó như một môn học dường như đã thực sự lỗi thời trong thời đại hiện nay. Hãy học tiếng Anh một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Chúc các bạn thành công!
ICS English tư vấn và nhận hồ sơ đăng ký du học trại hè Tiếng Anh ở Philippines cho các học sinh cấp 2, cấp 3 và sinh viên Đại học.
Vui lòng liên hệ ngay để được giá ưu đãi tốt nhất.